Theo Wkikipedia, nhịp thở, còn được biết đến là tần số hô hấp là giá trị đo về tần số hơi thở, được đo bằng số lần thở trong mỗi phút, và chịu sự điều hòa và kiểm soát từ trung tâm hô hấp.
Tần số hô hấp điển hình cho một người lớn khỏe mạnh là 12-20 lần mỗi phút. Trung tâm hô hấp điều hòa và kiểm soát nhịp thở được cố định khoảng hai giây cho một lần hít vào và ba giây thở ra. Cho phép tần số hô hấp trung bình hạ mức trung bình 12 lần mỗi phút.
Tần số hô hấp trung bình theo độ tuổi:
- Từ lúc sinh đến 6 tuần: 30 đến 40 lần thở mỗi phút
- 6 tháng: 25-40 lần thở mỗi phút
- 3 năm: 20-30 lần thở mỗi phút
- 6 năm: 18-25 lần thở mỗi phút
- 10 năm: 17-23 lần thở mỗi phút
- Người lớn: 12 đến 20 lần thở mỗi phút
- Người già ≥ 65 tuổi: 12-28 lần thở mỗi phút
- Người già ≥ 80 tuổi: 10 đến 30 lần thở mỗi phút.
- Elderly ≥ 80 years old: 10-30 breaths per minute.
Còn dưới đây là kinh nghiệm về việc điều hòa hô hấp của gia đình mình qua nhiều thế hệ. Trước tiên mình xin chia sẻ về ông cố ngoại của mình. Lúc ông cố mình 83 tuổi đã phải cắt 1 bên phổi. khi đó bác sĩ nói ông chỉ có thể sống thêm vài năm nữa thôi, gia đình nên chuẩn bị trước tâm lý và lo hậu sự cho ông. Nhưng không, ông cố mình đã sống thêm hơn 20 năm nữa, mãi cho đến lúc mình lên 4 gia đình mình mới được lo cho xong cái hậu sự đã chuẩn bị tốt từ 20 năm trước. Và điều khiến ông cố mình sống thọ được như vậy bên cạnh các yếu tố ngoại cảnh như dinh dưỡng, nhịp sinh học thì phần lớn nhờ vào việc điều chỉnh hơi thở của bản thân, điều được dạy qua nhiều thế hệ gia đình mình. Và điều bọn mình được dạy từ nhỏ là “nếu mày hít thở đúng cách, mày sẽ chẳng phải tìm cách giảm cân hay tìm cách để cơ thể khoe mạnh hơn”. Lý do là chúng ta khó có thể kiểm soát chế độ dinh dưỡng hoặc không sắp sếp thời gian để tập thể dục, chơi thể thao,… nhưng ai cũng có thể kiểm soát được hơi thở của mình, vì chúng ta chỉ ngừng thở khi chúng ta chết. Và bạn biết không, ngay cả ung thư sẽ không phát triển trong môi trường giàu oxy. Điều này đã được Tiến sĩ Otto Warburg chứng minh vào năm 1931, giúp ông đoạt giải Nobel .
Mình sẽ chia ra làm 2 phần là “cách hít thở” và “nhịp thở”:
Cách hít thở
Có 2 kiểu hít thở chính là: phần lớn chúng ta hít thở bằng kiểu đầu tiên: khi bạn hít vào phần ngực sẽ phồng lên, thở ra phần ngực sẽ xẹp xuống và phần bụng từ cơ hoành gần như không có biến đổi. Cách hít thở này ít dùng đến cơ hoành, khiến cơ thể chỉ sử dụng phần trên cùng của phổi nên hấp thu được lượng nhỏ oxygen, khiến cơ thể có nguy cơ về bệnh tật.
Cách hít thở thứ 2 còn được biết đến là cách thở bụng, khi bạn hít vào thì phàn bụng sẽ phồng lên, khi bạn thở ra phần bụng sẽ xẹp xuống. với cách thở này thì bạn dùng đến cơ hoành khi hít thở, nghĩa là bạn đang dùng toàn bộ lá phổi để hít thở.
Lý do bạn nên dùng đến cơ hoành khi hít thở vì cơ hoành chia phổi ra làm 2 phần: phần phổi trên cơ hoành và phần phổi dưới cơ hoành. ở cách hít thở đầu tiên bạn chỉ dùng phần phổi trên cơ hoành đê hít thở và với cách thở thứ 2 bạn dùng cùng lúc 2 phần phổi. Có 1 sự hiểu lầm là phổi ở ngực nhưng điều đó không đúng đâu, phần lớn vùng phổi của bạn nằm ở lưng, nghĩa là phần dưới cơ hoành cơ. Ngạc nhiên chưa?
Nhịp thở
Nhịp thở cũng được chia làm 2 kiểu. kiểu 1 là hít vào, thở ra, hết.
Kiểu 2 là hít vào, “giữ lại” và thở ra.
Phần lớn chúng ta thở theo kiểu 1 và sẽ có mấy câu hỏi kiểu như nên hít vào bao lâu, thở ra bao lâu, thời gian hít vào lâu hơn hay thở ra lấu hơn. Ngay cả những bạn tập thở bụng cũng sẽ thấy khó khăn và bỏ cuộc vì cảm thấy cách thở của mình đúng nhưng tại sao không duy trì nó. câu trả lời là nhịp thở của các bạn không đủ các bước.
Vậy nhịp thở như thế nào là ổn? Bạn nên hít trong bao lâu, giữ lại trong bao lâu và thở ra trong bao lâu? Với gia đình mình thì chia nhịp thở ra 3 phần: hít-*giữ*-thở. Hít thở bằng mũi và miệng đóng lại. Tỉ lệ của 1 chu kỳ thở là 1-4-2, nghĩa là hít trong 1, giữ trong 4 và thở ra 2. Bạn điều chỉnh thời gian theo nhịp thích hợp cho bản thân nhất. Ví dụ: bạn hít vào 5 giây, giữ 20 giây và thở ra trong 10 giây. Bạn cũng không nên cầu toàn đến mức phải đúng từng giây đâu, chỉ cần ghi nhớ giữ lại hơi thở trong thời gian lâu nhất và hít vào trong thời gian ngắn nhất là tốt lắm rồi. Với những các bạn đang tập thiền cũng có thể áp dụng cách thở này nhé.
Theo lời kể của ngoại mình thì các thiền sư có thể chỉ thực hiện 1 nhịp thở trong 1 phút. nghĩa là hít vào trong 10s, giữ lại trong 40s và thở ra trong 20s. Thật đáng sợ!
Bài viết trên không dựa vào bất cứ nghiên cứu y khoa xác thực nào, chỉ là kinh nghiệm gia đình được truyền qua nhiều thế hệ. Chúc các bạn thành công.